Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/dailymayvesinh/public_html/wp-content/plugins/top-10/includes/class-counter.php on line 54
Khử mùi hôi giày bằng baking soda là cách làm đem lại hiệu quả cao, ít tốn kém. Bột baking soda có khả năng hút ẩm tốt, giảm khả năng phát triển nấm mốc và vi khuẩn gây mùi hiệu quả. Có thể bạn đã nghe đến việc sử dụng baking soda khử mùi ở tủ lạnh. Theo đó, bạn cũng có thể dùng muối nở để làm điều tương tự với đôi giày của bạn.
Contents
Vì sao nên sử dụng baking soda để khử mùi hôi giày?
Về mặt hóa học, baking soda là chất natri bicacbonat, với độ pH hơi bazơ (kiềm). Baking soda có tác dụng trung hòa độ pH axit của nhiều chất ở gần, bao gồm cả khí ẩm trong giày là nơi vi khuẩn phát triển mạnh. Giống như nhiều chất gây ra mùi hôi, mồ hôi của con người cũng có tính axit nhẹ.

Baking soda có khả năng trung hòa axit, khử mùi hôi hiệu quả
Không chỉ biết đến với công dụng chính của baking soda là để làm bánh. Nhưng ngoài lợi ích này, baking soda còn được đánh giá cao trong việc chăm sóc sắc đẹp, và có khả năng khử mùi hiệu quả. Baking soda có dạng bột màu trắng, dễ hòa tan trong nước, và có vị mặn. Loại bột nở này có khả năng hút ẩm, thấm nước, khi gặp môi trường axit sẽ gây sủi bọt.
Nhờ tính năng hút ẩm, baking soda còn được mọi người sử dụng để ngăn ngừa thực phẩm bị ẩm và bị hư. Đồng thời, còn giúp loại bỏ mùi hôi nhanh chóng, được ứng dụng vào cách khử mùi hôi của giày, tẩy rửa các vật dụng trong gia đình. Đặc biệt hơn, bột baking soda khô hấp thụ được độ ẩm, làm giảm điều kiện phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra, một số lợi ích của baking soda phải kể đến, đó là:
- Baking soda khử mùi hôi giày giúp giảm nguy cơ phản ứng da nhạy cảm có thể xảy ra đối với các sản phẩm khác.
- Chỉ cần dùng baking soda loại bỏ mùi hôi giày mà không cần thêm các loại nước hoa khác lưu lại trên giày của bạn.
- Muối nở baking soda cũng hoạt động như một chất diệt nấm và có đặc tính kháng khuẩn nhẹ, an toàn khi sử dụng.
- Cho đến nay, baking soda là cách khử mùi hôi giày ít tốn kém nhất để điều trị giày có mùi.
Hướng dẫn khử mùi hôi giày bằng baking soda
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Mảnh vải nhỏ (hoặc tất)
- Baking soda
- Tinh dầu (hoa oải hương)
- Túi zip-top lớn
Mẹo khử mùi hôi giày bằng baking soda đơn giản
-
Làm túi đựng baking soda
Để giảm thiểu mùi hôi giày sau mỗi lần sử dụng, bạn có thể tự làm túi đựng baking soda để vào bên trong giày để hút mùi cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng.

Làm túi đựng baking soda đặt vào bên trong giày để hút mùi
- Bước 1: Tạo túi đựng baking soda bằng cách bọc một ít muối nở vào một mảnh vải nhỏ. Sau đó dùng dây ruy băng buộc chặt lại.
- Bước 2: Thêm vài giọt tinh dầu vào gói, chẳng hạn như hoa oải hương. Giúp tăng thêm hương thơm dễ chịu bởi baking soda đang thực hiện việc khử mùi hôi.
- Bước 3: Đặt túi đựng vào bên trong giày khi không sử dụng. Giày tennis, giày thể thao hay giày đi bộ đều sử dụng thể tập thể dụng, vận động thường xuyên nên dễ bốc mùi. Giữ gói baking soda trong giày cho đến khi bạn mang chúng trở lại.
Cách biến tấu: Bạn có thể đổ baking soda vào ngón chân của chiếc tất và buộc nó lại. Để túi đựng trong giày qua đêm để khử hết mùi hôi. Cách này sẽ thích hợp khi bạn có thói quen sử dụng giày thể thao thường xuyên.
-
Khử mùi trực tiếp
Với cách này, baking soda sẽ tiếp xúc với mọi bộ phận của giày, vi khuẩn gây mùi không có nơi ẩn náu. Cùng với phương pháp sử dụng máy đánh giày thì phương pháp này đem lại hiệu quả tốt nhất với giày vải, cần thận trọng khi áp dụng với giày da và da lộn. Bởi sự tích tụ của baking soda có thể khiến chất liệu này trở nên khô giòn. Đối với da lộn và giày da, tốt hơn hết bạn nên sử dụng cả gói muối nở baking soda.

Rắc trực tiếp baking soda vào trong giày
- Bước 1: Rắc baking soda thông thường lên trực tiếp đôi giày của bạn. Lắc xung quanh giày để phân phối bột đều hơn.
- Bước 2: Để giày nghỉ trong thời gian 24 giờ. Việc này sẽ giúp baking soda có nhiều thời gian để hấp thụ mùi hôi.
- Bước 3: Lắc hết phần bột thừa trong giày trước khi sử dụng. Nếu không vết bột trắng sẽ dính bất cứ khi nào bạn đi lại với đôi chân mang tất. Khi đó, mùi hôi trên đôi giày của bạn sẽ được loại bỏ.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách giặt giày bằng máy giặt không lo hư hỏng giày
Xi đánh giày màu xanh loại nào tốt nhất hiện nay?
Dùng baking soda khử mùi hôi dép
Chân trần đi dép rất dễ bị nhiễm mùi và gặp khó khăn để giải phóng chúng khỏi mùi hôi khó chịu. Theo đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Cho ½ cốc baking soda vào một túi nhựa zip-top lớn.
- Bước 2: Sau đó cho dép vào túi và buộc kín lại
- Bước 3: Lắc đều túi sẽ giúp muối nở lan tỏa khắp dép. Để dép bên trong túi ít nhất 48 giờ.
- Bước 4: Lấy dép ra khỏi túi, giũ bỏ baking soda thừa trước khi mang dép lần nữa. Đối với những đôi dép bằng da hoặc da lộn, bạn hãy nhớ lau sạch muối nở trên quai. Đôi dép của bạn bây giờ mới, sạch sẽ và sẵn sàng để sử dụng.

Khử mùi hôi dép bằng baking soda
Mẹo ngăn ngừa mùi hôi giày hiệu quả
- Làm thông thoáng giày thường xuyên bằng cách mở dây buộc giày, đặt giày ở nơi có ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời là cách khử trùng tự nhiên.
- Nếu miếng lót bên trong ướt, miếng lót chỉnh hình hoặc các bộ phận khác trên giày ẩm ướt sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc. Hãy cởi bỏ phần ướt của giày và làm khô trong không khí nở nơi ấm áp hoặc dùng máy sấy ở nhiệt độ thấp.
- Đừng sử dụng thường xuyên một đôi giày, hãy thay đổi để giày có thời gian nghỉ ngơi, thoáng khí và khô ráo hoàn toàn.
- Chú ý mang tất với giày bất cứ khi nào để thay khi cần, bởi tát sẽ hút ẩm và mồ hôi gây tình trạng hôi giày.

Không nên sử dụng thường xuyên một đôi giày
Phòng bệnh hôi chân bằng những lưu ý sau
- Không đi chân đất: Việc đi chân đất dễ khiến các vi khuẩn bám vào bàn chân. Chân chưa được rửa sạch đã đi giày sẽ khiến chân có mùi. Vì thế, bạn hãy nhớ đi dép trong mọi trường hợp.
- Rửa chân sạch sẽ: Khi tắm hoặc sau khi lao động, cần phải rửa chân sạch sẽ, để chân khô ráo mới được mang giày. Đi giày khi bàn chân chưa khô dễ khiến giày bị ẩm mốc và bốc mùi.
- Thay vớ (tất) thường xuyên: Nếu bạn thường xuyên bị ra mồ hôi chân, nên dùng 3 – 4 đôi vớ/ngày. Bởi khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn thường xuyên lưu trú và có thể gây mùi khó chịu.
- Hạn chế ăn thực phẩm có mùi: Các loại gia vị cay nóng, sầu riêng, hành, tỏi sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn nên bạn cần chú ý nhé!

Rửa chân sạch sẽ, lau khô chân trước khi mang giày
Hy vọng rằng với cách khử mùi hôi giày bằng baking soda được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đánh bay mùi hôi khó chịu trên giày dễ dàng. Bên cạnh đó hãy chú ý bảo quản giày và chăm sóc bàn chân của mình thường xuyên để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!