Hướng dẫn quy trình mài sàn bê tông chuyên nghiệp

Những bề mặt sàn bê tông, sàn đá rộng tại những khu vực như khách sạn, bệnh viện, tòa nhà,… thì để đánh bóng cần phải sử dụng những máy móc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng những thiết bị này. Chính vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị quy trình mài sàn bê tông bằng máy móc chuyên nghiệp đúng chuẩn.

Bề mặt sàn bê tông khi mới vừa thi công xong thì chưa có độ bóng, bề mặt còn khá thô. Do đó, chúng ta cần tiến hành mài bóng để gia tăng tính thẩm mỹ. Còn đối với sàn đá, việc sử dụng quá lâu có thể khiến cho độ bóng bị suy giảm. Lúc này, bạn cũng cần nên tiến hành đánh bóng sàn đá để sàn thêm bóng đẹp.

Để tiến hành quy trình đánh bóng sàn đá, sàn bê tông thì quý vị có thể tham khảo các bước sau đây.

Sử dụng máy mài sàn để đánh bóng nền bê tông

Sử dụng máy mài sàn để đánh bóng nền bê tông

Contents

Chuẩn bị dụng cụ cho quy trình mài sàn bê tông

Để làm bóng những bề mặt sàn bê tông, sàn đá lớn thì chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như sau.

  • Máy mài nền: đây là thiết bị đảm nhiệm việc mài bóng sàn. Máy có thiết kế với đĩa mài phía dưới cho khả năng mài bóng nhờ tốc độ quay nhanh cũng đĩa mài.
  • Máy hút bụi bê tông: hỗ trợ việc hút sạch phần mạt bụi phát sinh trong quá trình mài.
  • Bình xịt hóa chất cùng các loại hóa chất tăng độ cứng, keo chống nứt, hóa chất làm bóng. Tất cả hỗ trợ quá trình đánh bóng sàn giúp gia tăng độ bóng, tăng độ cứng cho sàn chống nứt sàn,…
  • Đĩa mài: chuẩn bị nhiều loại đĩa mài có các thông số đa dạng như 30#, 50#, 100#, 200#, 400#, 500#, 800#, 1500#, 3000#,… Tùy vào loại sàn mà chúng ta sẽ lựa chọn các đầu đĩa mài khác nhau.
  • Ngoài ra đối với những khu vực đông người qua lại như sảnh tòa nhà, khách sạn,… thì bạn cần chuẩn bị biển báo sàn ướt,…
Chuẩn bị nhiều đĩa mài cùng hóa chất làm cứng sàn

Chuẩn bị nhiều đĩa mài cùng hóa chất làm cứng sàn

Để tránh quá trình vệ sinh bị gián đoạn thì chúng ta cần thu dọn hết các đồ đạc, những vật dụng trên sàn. Đặt biển báo đang vệ sinh/sàn ướt để tránh mọi người đi vào khu vực đang làm việc.

Tiến hành quy trình mài sàn bê tông

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những bước ở trên, chúng ta sẽ tiến hành mài sàn bê tông. Dưới đây là quy trình mài sàn bê tông với loại sàn vừa thi công xong, có bề mặt thô chưa qua phủ hóa chất và đánh bóng

B1: Chúng ta sẽ sử dụng loại đĩa mài  HF (MF, SF) với đầu hợp kim 30# hoặc 50#, lắp vào máy mài nền để loại bỏ những lớp sần trên bề mặt bê tông để tạo độ phẳng cho sàn. 

B2: Thay bằng đĩa mài số 50# và 100# mài với nước để tạo độ bóng cho sàn bê tông. Lưu ý, di chuyển máy mài sàn lần lượt, chậm để không bỏ sót. 

B3: Sử dụng máy hút bụi để tiến hành vệ sinh sàn bê tông sau khi chà. 

B4: Sau khi sàn đã sạch, tiến hành phủ lên sàn một lớp hóa chất tạo cứng cho nền. Điều này giúp làm cứng bề mặt sàn cũng như hỗ trợ đánh bóng tốt hơn tránh khỏi sự bay màu và hạn chế thấm nước.

Mài sàn bê tông thô chưa có lớp phủ

Mài sàn bê tông thô chưa có lớp phủ

Sau khoảng 12 – 24 giờ, khi hóa chất tăng cứng đã thẩm thấu sâu xuống sàn bê tông, thì chúng ta lắp đĩa đánh bóng có đầu số 200# vào máy mài sàn. Tiến hành mài sàn kết hợp với nước để loại bỏ các hợp chất thừa đồng thời làm nhẵn sàn. Sau đó đợi để cho sàn bê tông khô bề mặt rồi tiến hành đánh bóng sàn khô với các đĩa mài sàn số: 500#, 800#, 1500#, 3000#.

Đối với bề mặt bê tông đã có lớp phủ bên trên như hóa chất hay sơn thì ta phải thực hiện như sau:

  • Dùng đĩa mài phá lắp vào máy mài để phá bỏ lớp phủ cũ trên bề mặt.
  • Sau đó sử dụng các đĩa mài có độ thô thấp để làm nhẵn mịn và tạo nhám cho bề mặt. 
  • Sau đó chúng ta tiếp tục tiến hành phủ hóa chất tạo độ cứng và bóng mới cho mặt sàn. Đợi một thời gian để hóa chất khô, thẩm thấm xuống bề mặt sàn. 
  • Dùng đĩa mài sàn có đầu số: #400, #800 để tiến hành mài tạo độ bóng cho mặt sàn.

Trên đây là quy trình mài sàn bê tông bằng các loại máy móc chuyên nghiệp. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp các bạn có được những bề mặt sàn nhẵn bóng, thẩm mỹ cao.

(Visited 50 times, 1 visits today)