Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/dailymayvesinh/public_html/wp-content/plugins/top-10/includes/class-counter.php on line 54
Nếu như vết nứt, vỡ trên đá hoa cương của bạn không quá lớn thì đừng vội bỏ đi ngay nhé. Chúng ta hoàn toàn có thể tự khắc phục được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách xử lý đá hoa cương bị nứt ngay dưới đây để có thể tự “chữa lành” cho bề mặt sàn, bàn bếp bằng đá của mình nhé.
Đá hoa cương hay chính là đá granite. Đây là loại vật liệu xây dựng được sử dụng rất phổ biến. Màu sắc tươi sáng, vân đá đặc sắc khiến loại đá này được dùng để làm lát sàn, ốp tường, làm bàn bếp,… Đá hoa cương có độ cứng rắn cao, bề mặt trơn nhẵn cho khả năng dễ vệ sinh. Tuy nhiên, chúng lại khá giòn, dễ vỡ. Cho nên tình trạng nứt vỡ khá phổ biến. Tùy vào tình trạng của viên đá mà chúng ta có những cách khắc phục khác nhau.

Đá hoa cương nứt vỡ đơn giản có thể tự khắc phục
Contents
Cách xử lý đá hoa cương bị nứt
Nếu như những phiến đá hoa cương của bạn chỉ bị nứt những vết nhỏ, đá chưa hề rời hẳn ra thì việc “cứu chữa” rất đơn giản.
Dụng cụ cần chuẩn bị:
- Keo epoxy (loại keo 2 tuýp AB)
- 1 miếng bọt biển/khăn
- Xăng thơm (axeton)
- Băng dính
- Giấy nhám
- Dao rọc giấy,…
Bước 1: Vệ sinh vết nứt
Quá trình vệ sinh vết nứt giúp chúng ta loại bỏ bụi bẩn, gia tăng khả năng bám dính của keo. Bạn dùng miếng bọt biển/khăn để thấm một ít xăng thơm sau đó lau sạch vết nứt đá hoa cương.
Xăng thơm có tính tẩy rửa cao cho nên bạn chỉ lau trong khu vực vết nứt. Nên hạn chế xăng thơm thấm ra phần đá bên cạnh vì chúng có thể ăn mòn, làm đá mất độ bóng.
Bước 2: Pha hỗn hợp keo epoxy
Keo epoxy là loại có 2 tuýp với một tuýp A và một tuýp B. Loại keo này cho khả năng kết dính vô cùng cao. Chúng ta pha hỗn hợp của hai tuýp keo với nhau theo tỷ lệ 1:1.

Sử dụng băng dính để không làm keo tràn ra ngoài
Bước 3: Xử lý vết nứt
Để tránh cho keo tràn ra phần đá bên ngoài, chúng ta dùng băng dính để dán che đi phần đá bên cạnh vết nứt. Sau đó chúng ta tiến hành bôi keo đã trộn lên vị trí bị nứt.
Bước 4: Làm bóng bề mặt đá
Sau khi bôi keo thì chúng ta đợi cho keo khô lại. Tiến hành bóc băng dính, sử dụng dao rọc giấy cạo sạch keo đã khô. Tiến hành dùng giấy nhám loại hạt nhỏ nhất để đánh bóng vị trí vết nứt là được.
Cách xử lý đá hoa cương bị vỡ
Cách xử lý đá granite phức tạp hơn nhiều so với cách xử lý đá granite bị nứt. Nếu như phiến đá hoa cương của bạn không bị vỡ thành từng mảnh nhỏ thì chúng ta có thể tiến hành khắc phục theo một số cách sau.
Các dụng cụ cần chuẩn bị cũng tương tự như cách xử lý mặt đá bếp bị nứt.
Bước 1: Vệ sinh mặt đá hoa cương bị vỡ
Vì bị vỡ cho nên những mảnh đá này sẽ có thêm cạnh vỡ, bụi bẩn sẽ nhiều hơn. Ngoài việc vệ sinh mặt đá thì chúng ta còn phải vệ sinh các cạnh vỡ của đá hoa cương. Sử dụng miếng bọt biển, thấm xăng thơm và làm sạch vị trí vỡ của các miếng đá.

Bôi keo các cạnh đá bị vỡ
Bước 2: Sắp xếp các miếng đá
Nếu như miếng đá hoa cương của bạn bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ thì cần phải tìm đủ rồi sắp xếp theo đúng vị trí ban đầu. Bạn nên xếp chúng trên một mặt phẳng để hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Trộn keo và gắn đá vỡ
Tiến hành trộn hỗn hợp keo epoxy AB theo tỉ lệ 1:1 như ở trên. Sau đó tiến hành trét keo vừa trộn lên các cạnh vỡ của từng miếng đá và gắn chúng lại theo đúng thứ tự. Sau đó dùng keo đổ lên các đường nứt sau khi đã gắn các miếng đá lại với nhau. Đảm bảo các miếng đá vỡ được ghép sát với nhau. Ấn nhẹ lên bề mặt để lượng keo thừa tràn ra, dùng giẻ khô lau sạch.
Bước 4: Đánh bóng đá
Đợi cho keo khô. Sau đó dùng dao rọc giấy để cạo sạch phần keo khô. Sử dụng giấy nhám để chà bóng là được.
Trên đây là một số cách xử lý đá hoa cương bị nứt, vỡ đơn giản. Những phương pháp trên đây chỉ hợp với những vết nứt vỡ nhỏ, đơn giản. Còn những vết nứt vỡ to, phức tạp thì bạn cần thay bằng phiến đá hoa cương mới.